Tin Khác

KHOA AN TOÀN LAO ĐỘNG VÀ SỨC KHỎE NGHỀ NGHIỆP

 

GIỚI THIỆU VỀ KHOA AN TOÀN LAO ĐỘNG VÀ SỨC KHỎE NGHỀ NGHIỆP

 

1.     Quá trình hình thành và phát triển

 

Khoa An toàn lao động và Sức khỏe nghề nghiệp (OSH) nguyên là Khoa kỹ thuật bảo hộ lao động được thành lập ngày 16/5/1983 theo quyết định số 252/ QĐ- TCĐ của Tổng Công đoàn Việt Nam về Tổ chức bộ máy Trường Cao cấp Công đoàn Việt Nam. Thời kỳ này Khoa không quản lý học viên mà chỉ giảng dạy chuyên môn. Ngày 19/5/1992, Trường Cao cấp Công đoàn đã được Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ký quyết định số 174/CT chuyển Trường Cao cấp Công đoàn thành trường Đại học Công đoàn. Cùng với sự phát triển của Nhà trường, Khoa kỹ thuật Bảo hộ lao động được đổi tên thành Khoa bảo hộ lao động. Khoa bắt đầu đào tạo trình độ đại học ngành Bảo hộ lao động từ năm 1993 theo công văn số 170/ĐH ngày 1/2/1993 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc chấp nhận chương trình đào tạo hệ đại học tại Trường Đại học Công đoàn. Từ ngày 1/8/2021, Khoa Bảo hộ lao động được đổi tên thành Khoa An toàn lao động và sức khỏe nghề nghiệp theo nghị quyết số 15/ HĐTĐHCĐ ngày 6/7/2021 của Hội đồng trường Đại học Công đoàn.

Khoa hiện đang đào tạo 02 trình độ:

-        Trình độ Đại học ngành Bảo hộ lao động

-        Trình độ Cao học ngành Quản lý An toàn và Sức khỏe nghề nghiệp

2.     Chức năng và nhiệm vụ của Khoa

2.1 . Chức năng của Khoa:

Tham mưu và giúp Hiệu trưởng về công tác đào tạo, bồi dưỡng, nghiên cứu khoa học về các lĩnh vực chuyên môn trực thuộc Khoa. Quản lý đào tạo bậc đại học và cao học, nghiên cứu khoa học, quản lý nhân sự của Khoa và quản lý sinh viên theo sự phân cấp của Nhà trường.

2.2. Nhiệm vụ của Khoa:

-      Đề xuất thay đổi về tổ chức, nhân sự trong khoa; đăng ký nhận nhiệm vụ đào tạo các trình độ, mở ngành, chuyên ngành đào tạo;

-      Xây dựng, phát triển chương trình đào tạo; xây dựng kế hoạch giảng dạy, học tập trình Hiệu trưởng phê duyệt; chủ trì tổ chức quá trình đào tạo ngành Bảo hộ lao động bậc đại học, quản lý chuyên môn ngành Quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp bậc Cao học và các hoạt động giáo dục khác trong chương trình, kế hoạch giảng dạy chung của Nhà trường; quản lý nội dung, phương pháp, chất lượng đào tạo của Khoa;

-      Xây dựng kế hoạch phát triển đội ngũ giảng viên;

-      Tổ chức và quản lý biên soạn chương trình, giáo trình môn học và hoạt động khoa học và công nghệ của khoa;

-      Quản lý viên chức, người lao động và người học thuộc khoa theo phân cấp của Hiệu trưởng. Tổ chức giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức, lối sống; đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và đánh giá cán bộ, giảng viên, viên chức, người lao động và người học của Khoa;

-      Quản lý cơ sở vật chất và thiết bị của Khoa.

3.     Sứ mạng:

Khoa có sứ mạng đào tạo về An toàn lao động và sức khỏe nghề nghiệp ở các trình độ; cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao, nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động và phục vụ cộng đồng, phục vụ sự nghiệp phát triển giáo dục và đào tạo, phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong thời kỳ mới.

4.     Mục tiêu đào tạo: 

Chương trình đào tạo bậc Cao học ngành Quản lý An toàn và Sức khỏe nghề nghiệp định hướng ứng dụng nhằm mục tiêu phát triển các chuyên gia trong lĩnh vực an toàn và sức khỏe nghề nghiệp, những người có khả năng phát triển hệ thống OSH và nghiên cứu các vấn đề OSH tại nơi làm việc trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay.

Chương trình đào tạo bậc Đại học ngành Bảo hộ lao động có mục tiêu cung cấp nguồn nhân lực có chất lượng trong lĩnh vực an toàn và sức khỏe nghề nghiệp cho các tổ chức, doanh nghiệp và xã hội đảm bảo thích ứng với điều kiện môi trường đang thay đổi và đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế.

5.     Tầm nhìn: 

Đến năm 2045, Khoa sẽ là cơ sở đào tạo nguồn nhân lực lĩnh vực An toàn vệ sinh lao động có uy tín trong và ngoài nước; Xây dựng môi trường học tập, nghiên cứu chuyên nghiệp, đảm bảo cho người học sau khi tốt nghiệp có năng lực cạnh tranh và thích ứng với nền kinh tế phát triển và hội nhập quốc tế.

6. Về cơ cấu tổ chức và đội ngũ giảng viên 

6.1 Về cơ cấu tổ chức:

Các bộ phận

Họ và tên

Số điện thoại, email

 

   Chi bộ Đảng

Bí thư chi bộ

PGS.TS. Vũ Văn Thú

091.535.7926

thuvv@dhcd.edu.vn

 

2    Lãnh đạo khoa

Trưởng khoa

PGS.TS. Vũ Văn Thú

091.535.7926

thuvv@dhcd.edu.vn

Phó trưởng khoa

TS. Đỗ Thị Lan Chi

091.276.8614

chidtl@dhcd.edu.vn

2.  Giảng viên trong khoa

    1.

ThS. Nguyễn Hồng Sơn

0397.911.119

atvsld@gmail.com

2.

ThS. Đào Bằng Giang

086.885.3664

giangdao1969@gmail.com


3.

ThS. Nguyễn Thị Tuyến

098.839.2128

Tuyennt@dhcd.edu.vn




4.

ThS. Tô Xuân Quỳnh

094.580.1989

toxuanquynh1304@gmail.com

5.

ThS. Trương Thị Yến Nhi

097.926.2898

nhitty@dhcd.edu.vn

6.

TS. Nguyễn Đắc Diện

097.552.8087

diennd@dhcd.edu.vn

7.

TS. Nguyễn Đức Khoáng

093.623.4255

khoangnd@dhcd.edu.vn

8.

ThS. Nguyễn Duy Hùng

098.230.1180

hungnd@dhcd.edu.vn

9.

ThS. Vũ Thị Phương Thúy

thuyvtp@dhcd.edu.vn

096.498.9811

10.

ThS. Lê Thị Oanh

oanhlt@dhcd.edu.vn

096.928.6989

11.

ThS. Đào Thị Thu Hà

Hadtt1@dhcd.edu.vn

091.511.3252

12. 

ThS. Tô Thị Đức Hạnh

hanhttd@dhcd.edu.vn

098.269.6311

13

ThS. Vũ Trọng Đại

daivt@dhcd.edu.vn

094.517.1095

Tổ Công đoàn

Tổ trưởng

ThS. Tô Xuân Quỳnh

094.580.1989

toxuanquynh1304@gmail.com

 

Tổ phó

ThS. Trương Thị Yến Nhi

097.926.2898

nhitty@dhcd.edu.vn

 

Giáo vụ khoa

ThS. Vũ Trọng Đại

094.517.1095

davit@dhcd.edu.vn

 

   Cố vấn học tập

ThS. Lê Thị Oanh

oanhlt@dhcd.edu.vn

096.928.6989

 

 

6.2 Hội đồng Khoa:

DANH SÁCH HỘI ĐỒNG KHOA 

(Ban hành kèm theo Quyết định số 296/QĐ-ĐHCĐ ngày 04 tháng 3  năm 2021

của Hiệu Trưởng Trường Đại học Công đoàn)

TT

Họ và tên

Chức vụ/đơn vị

Chức vụ

1

PGS.TS. Vũ Văn Thú

Trưởng khoa, khoa Bảo hộ lao động, trường Đại học Công đoàn

- Chủ tịch Hội đồng

2

TS. Đỗ Thị Lan Chi

Phó trưởng khoa, khoa Bảo hộ lao động, trường Đại học Công đoàn

- Phó Chủ tịch HĐ

3

TS. Nguyễn Đắc Diện

Giảng viên khoa Bảo hộ lao động, trường Đại học Công đoàn

- Ủy viên, Thư ký

4

ThS. Nguyễn Hồng Sơn

Giảng viên khoa Bảo hộ lao động, trường Đại học Công đoàn

- Ủy viên

5

GS. TS. Lê Vân Trình

Chủ tịch Hội KHKT An toàn và Vệ sinh lao động Việt Nam

- Ủy viên

6

ThS. Nguyễn Anh Thơ

Phó cục trưởng Cục An toàn lao động, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

- Ủy viên

7

TS. Nguyễn Anh Tuấn

Giám đốc trung tâm an toàn, Viện Khoa học An toàn và Vệ sinh lao động

- Ủy viên

8

ThS. Trần Xuân Hòa

Giám đốc, Công ty TNHH Dịch vụ Đào tạo và Tư vấn Hà Nội ( TCS Hà Nội)

- Ủy viên

9

KS. Nông Minh Quyết

Trưởng Ban an toàn miền Bắc, Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình

- Ủy viên

 

6.3 Đội ngũ giảng viên tham gia đào tạo:

Đội ngũ giảng viên tham gia đào tạo trình độ đại học ngành Bảo hộ lao động và trình độ Cao học ngành Quản lý An toàn và sức khỏe nghề nghiệp bao gồm: Cán bộ, giảng viên của Khoa, giảng viên cơ hữu thuộc các đơn vị trong Trường, cán bộ của các Viện nghiên cứu, Tổng liên đoàn lao động Việt Nam, các Bộ và giảng viên các trường Đại học khác. Đội ngũ giảng viên có trình độ chuyên môn cao thuộc lĩnh vực An toàn lao động và sức khỏe nghề nghiệp, có kỹ năng sư phạm, kinh nghiệm thực tiễn và phương pháp giảng dạy đáp ứng yêu cầu của người học. Người học được đào tạo với chương trình không ngừng được cải tiến, phương pháp đào tạo liên tục được đổi mới, đáp ứng yêu cầu của xã hội trong thời kỳ Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa – Hội nhập quốc tế.

 

 

7.  Về Quy mô đào tạo:

 

Đối với chương trình đào tạo đại học, mỗi khóa Nhà trường tuyển sinh khoảng 150 sinh viên chính quy ngành Bảo hộ lao động; tính đến nay Khoa đã và đang quản lý 30 khóa với tổng số là 2856 sinh viên.

Đối với chương trình đào tạo thạc sĩ, mỗi năm Nhà trường tuyển sinh khoảng 10- 30 học viên; tính đến nay Khoa đã và đang đào tạo được 10 khóa với tổng số là 169 học viên.

Đối với các chương trình đào tạo khác, mỗi năm Khoa đào tạo khoảng 200- 400 học viên

8. Ví trí việc làm:

8.1 Ví trí việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp đại học: 

Sau khi tốt nghiệp đại học ngành Bảo hộ lao động sinh viên có thể làm việc tại một số vị trí việc làm sau:

- Cán bộ An toàn, vệ sinh lao động trong các cơ sở sản xuất, kinh doanh; các doanh nghiệp, khu kinh tế, khu chế xuất; các công trình xây dựng.

- Cán bộ có nghiệp vụ sư phạm giảng dạy về An toàn, vệ sinh lao động tại các trường đại học, các Viện, các Trung tâm nghiên cứu và các cơ sở đào tạo.

- Cán bộ nghiên cứu tại các viện nghiên cứu

- Cán bộ quản lý liên quan đến An toàn vệ sinh lao động tại các cơ quan quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh lao động tại các tỉnh, thành phố

- Cán bộ quản lý về An toàn vệ sinh lao động tại các công ty có vốn đầu tư nước ngoài, các tập đoàn đa quốc gia

- Cán bộ thanh tra Nhà nước về An toàn, vệ sinh lao động, sức khỏe nghề nghiệp.

- Cán bộ tư vấn về quản lý hệ thống An toàn vệ sinh lao động.

- Cán bộ quản lý lĩnh vực An toàn vệ sinh lao động trong hệ thống tổ chức Công đoàn.

8.2. Ví trí việc làm của học viên sau khi tốt nghiệp cao học:

Sau khi tốt nghiệp, thạc sĩ Quản lý An toàn và Sức khỏe nghề nghiệp có thể làm việc tại một số vị trí việc làm sau:

- Cán bộ tổ chức, quản lý công tác An toàn lao động và sức khỏe nghề nghiệp trong các tổ chức, cơ sở, doanh nghiệp; cán bộ hướng dẫn, kiểm tra công tác An toàn vệ sinh lao động của Công đoàn và các đoàn thể chính trị-xã hội khác; Thanh tra nhà nước về An toàn, vệ sinh lao động; Các cơ sở cung ứng dịch vụ về An toàn lao động và sức khỏe nghề nghiệp. Làm cán bộ An toàn, vệ sinh lao động tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh.

-  Nhân viên, chuyên viên trong các bộ phận quản lý An toàn lao động và sức khỏe nghề nghiệp của các doanh nghiệp thuộc mọi cấp độ: công ty, tổng công ty, tập đoàn kinh tế…;

-  Cán bộ nghiên cứu, cán bộ giảng dạy tại các Viện, Trung tâm nghiên cứu và các cơ sở đào tạo đại học, cao đẳng...

-  Chuyên gia tư vấn về An toàn vệ sinh lao dộng và quản lý hệ thống

-  Cán bộ huấn luyện An toàn, vệ sinh lao động tại các công ty, nhà máy, xí nghiệp, công nghiệp mỏ...

9. Chương trình đào tạo trình độ đại học ngành Bảo hộ lao động

Chương trình đào tạo trình độ đại học ngành Bảo hộ lao động có mã ngành 7.85.02.01 thuộc nhóm ngành Dịch vụ An toàn lao động và vệ sinh công nghiệp (7.85.02), nhóm lĩnh vực Môi trường và bảo vệ môi trường (7.85). Khoa bắt đầu tuyển sinh khoá 1 từ năm 1993. Chương trình đào tạo ngành Bảo hộ lao động được thực hiện trong 4 năm.

Chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ ngành Quản lý An toàn và sức khỏe nghề nghiệp có mã ngành 8.34.04.17, thuộc nhóm ngành Quản trị- Quản lý (8.34.04), nhóm lĩnh vực kinh doanh và quản lý (8.34). Trường bắt đầu tuyển sinh trình độ thạc sĩ ngành Quản lý An toàn và sức khỏe nghề nghiệp từ năm 2011, chương trình đào tạo thực hiện trong 2 năm.

Qua các khóa đào tạo, Hội đồng khoa học ngành An toàn và sức khỏe nghề nghiệp thường xuyên theo dõi, thăm dò lấy ý kiến chuyên gia, có phân tích đánh giá với quan điểm cải tiến bổ sung chương trình đào tạo nhằm nâng cao chất lượng. Đặc biệt là nhằm tăng cường hiểu biết, kiến thức thực tế của người học trong tương lai, chương trình đào tạo luôn cập nhật kiến thức mới, thời lượng thực hành, kiến tập, thực tập tại cơ sở của người học dần được bổ sung. Mặc dù là ngành đào tạo mới còn gặp nhiều khó khăn, song được sự quan tâm và ủng hộ của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Lãnh đạo Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam, Viện khoa học An toàn vệ sinh lao động, các doanh nghiệp, các trường đại học khác và Ban Giám hiệu Trường cùng các khoa, phòng, bộ môn …, Khoa đã hoàn thành tốt được nhiệm vụ đề ra, quy mô và chất lượng đào tạo ngành Bảo hộ lao động và Quản lý An toàn và sức khỏe nghề nghiệp ngày càng được nâng cao.

10. Kết quả thực hiện các nhiệm vụ

10.1 Thực hiện nhiệm vụ đào tạo:

Từ năm 1993 đến nay, đào tạo trình độ đại học ngành Bảo hộ lao động ở Trường đã bước sang khóa 30, mỗi khoá có khoảng 80 – 200 sinh viên. Ngoài ra, để đáp ứng yêu cầu thực tế, trường còn mở các lớp đào tạo hệ tại chức dài hạn, hệ đào tạo đại học phần về An toàn, vệ sinh lao động và đã tập huấn An toàn, vệ sinh lao động cho hàng ngàn lao động trên khắp mọi miền đất nước. Hiện tại có 26 khóa đã tốt nghiệp trình độ Đại học ngành bảo hộ lao động với 2356 sinh viên hệ chính quy và có 8 khóa đã tốt nghiệp trình độ Thạc sĩ ngành Quản lý An toàn và sức khỏe nghề nghiệp với 112 học viên. Số

Được Khoa và Trường đào tạo, giác ngộ trách nhiệm to lớn, vẻ vang, sau khi tốt nghiệp ra trường, các thế hệ sinh viên ngành Bảo hộ lao động, những học viên ngành Quản lý An toàn và sức khỏe nghề nghiệp đã và đang công tác trên khắp miền đất nước, mang kiến thức được trang bị từ những ngày ngồi trên ghế Trường, góp phần vào phát triển kinh tế xã hội và của tổ chức Công đoàn Việt Nam, ngăn ngừa, hạn chế xảy ra rủi ro về An toàn vệ sinh lao động đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động và bảo vệ sức khỏe người lao động trong quá trình sản xuất, kinh doanh. Nhiều cán bộ, sinh viên của trường sau khi tốt nghiệp đã trưởng thành và được trao những trọng trách trong các cấp chính quyền, các cấp Công đoàn và trong chuyên môn Bảo hộ lao động ở nhiều đơn vị, địa phương.

10.2. Thực hiện nhiệm vụ NCKH

Khoa là một trong những Khoa đạt được nhiều thành tựu về kết quả nghiên cứu khoa học. Kết quả nghiên cứu khoa học của Khoa giúp nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên, khẳng định năng lực nghiên cứu, phát triển thương hiệu của Khoa và Trường.

Cán bộ, giảng viên trong Khoa đã và đang chủ trì 1 đề tài cấp Nhà nước, 2 đề tài cấp Tổng liên đoàn; Chủ trì nhiều đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở; Tham gia viết, chủ biên nhiều tài liệu, giáo trình chuyên ngành về An toàn vệ sinh lao động; Công bố nhiều bài báo trên các tạp chí khoa học quốc tế. Công tác nghiên cứu khoa học của sinh viên cũng được chú trọng. Hàng năm có khoảng 5 - 10 đề tài nghiên cứu khoa học của sinh viên. Nhiều đề tài nghiên cứu khoa học của sinh viên được đánh giá cao, trong đó có nhiều đề tài đạt giải VIFOTEC, cấp bộ và cấp trường.

10.3. Thực hiện công tác đảm bảo chất lượng giáo dục:

Trong quá trình xây dựng và phát triển, Khoa luôn chú trọng đến đảm bảo chất lượng giáo dục, do đó khi mới mở Chương trình đào tạo, Khoa đã thiết kế và xây dựng Chương trình đào tạo theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Trong quá trình triển khai Chương trình đào tạo, để nâng cao chất lượng giảng dạy, sau mỗi học kỳ của năm học, Khoa đã phối hợp với Phòng Khảo thí và đảm bảo chất lượng của Trường lấy ý kiến phản hồi về mức độ hài lòng của sinh viên đối với giảng viên giảng dạy, kết quả khảo sát từ SV là cơ hội để mỗi giảng viên tự phấn đấu và rèn luyện nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ và phương pháp giảng dạy. Để không ngừng nâng cao chất lượng, Khoa đã triển khai các hoạt động cải tiến chất lượng của Khoa như: Xây dựng kế hoạch sắp xếp, bố trí lại khu vực phòng thực hành; Rà soát các chương trình đào tạo, đảm bảo không bị trùng lặp mã học phần, nội dung học phần giữa các hệ đào tạo; Xác định phù hợp tỷ lệ điểm thành phần, có tính đến điểm chuyên cần; Rà soát đề cương chi tiết các học phần, cập nhật tài liệu học tập; Tổ chức trao đổi, tập huấn về công tác cố vấn học tập; Phối hợp với Phòng công tác học sinh sinh viên, hàng quý tổ chức các buổi họp giao ban công tác SV với thành phần tham gia họp là giáo vụ khoa và cố vấn học tập; Tiếp tục triển khai các bản ghi nhớ hợp tác đã ký kết. Nhận thấy rõ tầm quan trọng của việc đảm bảo chất lượng giáo dục, với tư cách là đơn vị chịu trách nhiệm xây dựng, tổ chức đào tạo và quản lý chương trình, Khoa đã thực hiện chuẩn đầu ra chương trình đào tạo ngành Bảo hộ lao động và ngành Quản lý An toàn và sức khỏe nghề nghiệp và đăng ký kiểm định chất lượng Chương trình đào tạo theo tiêu chuẩn đánh giá chất lượng của Bộ Giáo dục và đào tạo.

10.4 Các hoạt động hỗ trợ người học

Khoa luôn quan tâm đến xây dựng môi trường để sinh viên, học viên chủ động học tập và rèn luyện, tạo cơ hội tiếp thu tối đa những kiến thức trong quá trình học và tự học. Khoa có các bộ phận trợ lý, các cố vấn học tập, cùng với Liên Chi đoàn, Liên Chi hội sinh viên, các Câu lạc bộ sinh viên luôn đồng hành và hỗ trợ các sinh viên, học viên trong suốt quá trình học tập và rèn luyện của mình để hoàn thiện cả về phẩm chất đạo đức, kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp cũng như các kỹ năng sống khác.

Hàng năm, Khoa đều tổ chức các buổi hội thảo, gặp gỡ sinh viên với các doanh nghiệp, các Hiệp hội nghề nghiệp, các cựu người học để sinh viên, học viên mới vào trường có được những định hướng nghề nghiệp phù hợp và cơ hội việc làm. Hầu hết sinh viên sắp tốt nghiệp có được các cơ hội việc làm ngay từ khi còn ngồi trên ghế Trường. Ngoài học bổng của Trường, sinh viên của Khoa còn có nhiều cơ hội nhận học bổng của các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước.

Với môi trường giáo dục, đào tạo có tương tác, kết hợp với ứng dụng thực tế người học đã được phát huy tối đa tính sáng tạo, hiểu biết và kỹ năng của mình trong quá trình đào tạo để đạt được những thành công sau tốt nghiệp. Bên cạnh đó, Khoa thường xuyên trao đổi với các nhà tuyển dụng nhằm điều chỉnh chương trình đào tạo để phù hợp với thực tiễn xã hội.

10.5. Về thi đua khen thưởng: 

Tập thể Khoa đã 5 lần được Ban chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tặng bằng khen Tập thể đạt thành tích xuất sắc trong các năm 1991, 2011, 2012 và 2016, 2022.

 

 

 

Tin liên quan
Top